Mới nhất

Henri Maitre nói về tiểu quốc Ce Mà

Có thể sau hàng thế kỷ chịu sự chiếm đóng của Phù Nam, người dân Che Mạ đã quyết định rời bỏ những cánh đồng ở vùng hạ Nam Kỳ để thoát khỏi sự áp đặt của họ. Họ đã chuyển đến sinh sống ở khu vực giữa Cambodge và Champa, một vùng hoang sơ với đầm lầy, rừng rậm, đụn cát và những vùng đồi dồn ép vào nhau, tạo thành những hệ thống độc lập, nơi rất khó sinh sống. Vùng này vẫn còn tồn tại ngăn cách giữa Nam Kỳ và Bình Thuận cho đến ngày nay.

Từ vùng này, có thể thấy rằng đã xuất phát những cuộc di cư khác nhau, cuối cùng đã đưa các thổ ngữ của ngôn ngữ Malais đến các đảo xa xôi, nơi chúng vẫn được sử dụng đến ngày nay. Đây là một vùng biên giới tự nhiên, mà người ta đi qua nhưng không bao giờ trú lại. Đây cũng là nơi mà người Che Mạ đã đến để tránh sự thống trị của Cambodge, dù vẫn mang theo ảnh hưởng của Khmer.

Người Che Mạ đã thiết lập một tiểu quốc tự do hơn so với thời kỳ trước đó ở đồng bằng sông Mékong, dưới sự chịu ảnh hưởng của vua Cambodge. Tuy bị chia thành nhiều tiểu bộ lạc, họ vẫn phải tuân theo lệnh của một đại thủ lĩnh và chịu sự ảnh hưởng của quyền lực phù thủy, chúa tể. Quyền lực của họ đã mở rộng từ ven biển lên vùng Đồng Nai Thượng và các dãy núi Trường Sơn, đến lưu vực của sông Lagna và sông Đồng Nai, và lên đến các cao nguyên Mạ, vùng Djiring và Lang-Biang.

Trong truyền thuyết của họ, người Che Mạ vẫn lưu giữ ký ức về vương quốc của mình, tồn tại qua hàng thế kỷ giữa hai vương quốc mạnh nhất ở Nam Đông Dương: Cambodge và Champa, nhờ vào hàng rào của núi non, vực thẳm, đầm lầy và rừng dại.

Trích trong cuốn RỪNG NGƯỜI THƯỢNG, của Henri Maitre ( trích trong Vùng rừng núi cao nguyên miền Trung Việt Nam* (Phần III), sách tham khảo, Người dịch: Lưu Đình Tuân, Người hiệu đính: Nguyên Ngọc, Biên tập: Andrew Hardy và Nguyên Ngọc, lời giới thiệu của Andrew Hardy và Nguyễn Văn Huy (Hà Nội: Nhà xuất bản Tri thức, 2007), 177 -178, bản ebooks).

Về Ban biên tập

Hãy kiểm tra thêm

Ý nghĩa của núi trong văn hóa và tín ngưỡng: Từ Kinh Thánh, văn hóa Kòn Cau đến các tộc người trên thế giới

Núi, từ lâu, đã vượt ra khỏi ý nghĩa địa lý đơn thuần để trở …

Hiểu về văn hóa cổ truyền như thế nào ?

Văn hóa cổ truyền là biểu hiện sống động của bản sắc con người, được …

Vũ trụ quan và sự sống đời sau

“Trong số những kẻ an nghỉ trong bụi đất, nhiều người sẽ trỗi dậy, người …

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.