Mới nhất

Hành trình đi tìm nguồn cội: Giả thuyết về Kòn Cau

Nói đến Kòn Cau, có lẽ bạn đọc không còn xa lạ gì, bởi vì trong các bài viết trước đây, người viết đã có trình bày về nguồn gốc và ý nghĩa của tên tự định danh này trong cộng đồng Nam Tây Nguyên. Bạn đọc có thể tham khảo thêm tại đây!  Cộng đồng này là cư dân ngữ hệ Nam Á, ngữ chi Bahnaric. Với kiến thức nông cạn, nói đến gốc gác, việc dịch chuyển và giao thoa, hay hòa huyết thì có lẽ người viết không đủ tầm để khẳng định. Do đó, theo nhãn ý chủ quan, người viết xin trình bày một vài quan điểm cá nhân như sau:  

Người Nam Á trên Tây Nguyên được các nhà nghiên cứu cho biết là phát xuất từ thượng lưu sông Mê Kông. Ngày nay, khoa khảo cứu cho thấy rằng, người Mường và cộng đồng bản xứ Nam Tây Nguyên đều là cư dân ngữ hệ Nam Á, phong tục tập quán nhiều nét tương đồng nhau. Sự phân tách do di cư theo các hướng khác nhau, tiếp xúc và tiến hóa ngôn ngữ khác nhau dẫn tới sự biến đổi ngôn ngữ khác nhau, nhưng gốc gác đều là Nam Á. Tuy nhiên, mỗi tộc người có quan niệm riêng của họ về gốc gác được nói đến trong các câu truyện cổ của từng tộc người. Dấu ấn Nam Á cũng được thể hiện rõ trong ngôn ngữ, giữa người Mường và cư dân Nam Tây Nguyên có một vài từ vựng giống nhau và cùng ngữ nghĩa. Trên Tây Nguyên, chúng ta bắt gặp các tộc người có cùng hệ ngôn ngữ Môn-Khmer (hay Nam Á) như: Ba Na, Brâu, Bru – Vân Kiều, Chơ Ro, Kor, K’ Ho, Kơ Tu, Giẻ Triêng, H’rê, Kháng, Khmer, Khơ Mú, Mảng, Xinh Mun, Mnông, Ơ Đu, Mạ, Rơ Măm, Tà ôi, Xơ Đăng, Xtiêng. 

Đối với Kòn Cau, sau khi dịch chuyển, đã có sự giao thoa, hòa thuyết, cộng đồng này hình thành nên tộc người tự khởi thủy là một bộ tộc duy nhất, mang tên gọi là “Kòn Cau.” Rất có thể, trong thủy tộc đó có các chi tộc khác nhau. Về cơ bản, ngôn ngữ của họ đã khác nhau hoặc có khi có cùng một ngôn ngữ. Khoa khảo cổ học đã có những chứng tích về nhiều văn hóa từ thời tiền sử đến hiện đại. Bạn đọc có thể tham khảo nội dung trong cuốn sách này. Mới đây, các nhà chuyên môn cũng đã phát hiện bộ hài cốt người cổ đại, có niên đại khoảng 7000 – 4500 năm tại Đắk Nông. Tham khảo tại đây. Trong các câu truyện cổ của người M’Nông và Mạ cho thấy rằng, sự hình thành tộc người khởi đi từ một cái hang. Từ đó, họ phân tán ra nhiều hướng khác nhau. Có cả nhóm định cư ven biển. 

Đó là lý do giải thích cho ký ức về biển cả của họ: “họ sống nơi biển cả, gần nơi mặt trời mọc.” Các nhóm này đã có sự tiếp nhận và giao lưu văn hóa với cư dân Nam Đảo và Ấn Độ. Vì thời bấy giờ các nhóm cư dân Nam Đảo đã có sự giao lưu qua hàng hải, họ đã cập bến nơi ven biển có các cư dân Nam Á đang sinh sống. Tại đây, sự giao lưu văn hóa miền ngược miền xuôi diễn ra và hình thành nên hai lớp văn hóa là Sa Huỳnh và Óc Eo, muộn thời hơn là văn hóa Đồng Nai. Trong đó, có yếu tố văn hóa Nam Á.

Vì thời bấy giờ chưa hình thành quan niệm chủ quyền lãnh thổ, quốc gia, dân tộc như hiện nay. Sự giao thương của người cổ đại vượt ra xa khỏi ranh giới của lãnh thổ, họ có thể tự do giao thương và thẩm chí cộng cư với nhau. Một thời gian sau đó, người Ấn đặt sự ảnh hưởng của mình lên và hình thành nên hai vương quốc hùng mạnh Chân Lạp sau này là Phù Nam; Lâm Ấp sau này là Champa. Các cư dân không chịu áp lực do nhiều yếu tố, trong đó phải kể đến nạn buôn bán nô lệ. Thời bấy giờ, vấn nạn này “rất hot.” Trên cao nguyên, vấn nạn này được hạn chế và dường như chấm dứt trong thời Pháp thuộc.  Cho nên, cư dân cổ từ ven biển đã dịch chuyển lên miền núi men theo các con sông con suối mà họ đã dịch chuyển xuống. Trên cao nguyên, có sự hòa huyết giữa cư dân cũ và cư dân mới dịch chuyển và hình thành nên các tộc danh khác nhau. Sự dịch chuyển này theo các khoảng thời gian khác nhau. Đối với cộng đồng Nam Á Nam Tây Nguyên, họ vẫn giữ tên gọi chung là Kòn Cau. Truyện cổ của họ cho thấy rằng, tên tộc danh thường gắn liền với tên ông tổ, tên chủ làng và địa bàn cư trú, v.v. Từ đó, các tên tộc danh khác nhau được hình thành. Về lâu dài, họ tách biệt nhau và tâm lý thuộc về không còn, chỉ còn tên tự định danh là “Kòn Cau.” Tuy nhiên, phong tục tập quán, thậm chí là niềm tin cổ truyền còn nhiều nét chung. 

Nét tương đồng này phải kể đến trước tiên là tục cà răng căng tai. Dĩ nhiên, mỗi tộc người khi đã là tộc danh riêng, họ có cách lý giải riêng của mình về nguồn gốc và việc thực hành. Tiếp đến là nhân sinh quan và vũ trụ quan, có những nét tương đồng cơ bản, như vũ trụ có tầng tương ứng với: thế giới Thần Linh, con người vạn vật và các linh hồn. Đồng thời, hệ thống niềm tin cũng có nét tương đồng cơ bản: Thần Linh, Ma quỷ, các linh hồn. Bên cạnh đó, trong văn hóa, các nghi lễ hiến tế cũng tương tự, cây nêu là một ví dụ điển hình, đó là cây sự sống, nối kết con người với Trời Cao. Cây nêu luôn có ba yếu tố: Tổ tiên, Thần Linh và Buôn Làng. Trong các lễ hội, chúng ta cũng bắt gặp hình thành cồng chiêng, như là một thứ phương tiện tạo âm vang gắn kết con người với thế giới quan trong tâm thức của họ. 

Do đó, họ có cảm thức thuộc về theo tên tộc danh riêng của họ. Tuy nhiên, trường hợp giữa người Mạ và K’Ho thì lại khác. Hai cộng đồng này có cùng nguồn gốc, đồng sở đắc một nền văn hóa và nói chung một ngôn ngữ.  Như vậy, Kòn Cau tự nguồn gốc là một. Trong dòng lịch sử, cộng đồng này đã có sự dịch chuyển, có những nhóm dịch chuyển và sinh sống nơi biển cả. Do tránh sự tác động của cộng đồng lớn mạnh hơn, nhóm định cư miền biển đã lần lượt dịch chuyển lên núi cao và cộng cư với cư dân cũ tại chỗ và hình thành nên các tộc người khác nhau. Mạ và K’Ho là một tộc người mang hai tộc danh do sự phân tách trong lịch sử, nhưng họ vẫn tự nhận mình là “Kòn Cau.”

SG 03/05/2024

Người con Fyan

Về Ban biên tập

Hãy kiểm tra thêm

Ý nghĩa của núi trong văn hóa và tín ngưỡng: Từ Kinh Thánh, văn hóa Kòn Cau đến các tộc người trên thế giới

Núi, từ lâu, đã vượt ra khỏi ý nghĩa địa lý đơn thuần để trở …

Hiểu về văn hóa cổ truyền như thế nào ?

Văn hóa cổ truyền là biểu hiện sống động của bản sắc con người, được …

Vũ trụ quan và sự sống đời sau

“Trong số những kẻ an nghỉ trong bụi đất, nhiều người sẽ trỗi dậy, người …

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.